Một loạt câu hỏi xung quanh bệnh khô miệng là bệnh gì?
Khô miệng là bệnh gì? Đây là câu hỏi đầu tiên bạn muốn tìm hiểu về bệnh khô miệng. Những dấu hiệu,nguyên nhân , cách phòng và điều trị khô miệng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Bệnh khô miệng là bệnh gì?
Khô miệng bị bệnh gì?. Mỗi khi bạn thức dậy vào buổi sáng có cảm giác miệng mình khô khốc, khó chịu và muốn uống thật nhiều nước thì có thể bạn đã mắc chứng bệnh khô miệng. Đây là tình trạng khi bạn không tiết ra đủ lượng nước bọt để miệng cảm thấy đủ ướt. Như vậy, hiện tượng khô miệng xảy ra khi lượng nước bọt trong miệng giảm.
Sự tiết nước bọt được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh thực vật như một quy luật, kích thích hệ phó giao cảm làm tăng lưu lượng nước bọt và kích thích hệ giao cảm làm giảm sự tiết nước bọt. Nước bọt được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, vòm miệng, có nhiều tuyến. Khi lượng nước bọt giảm thì cảm giác khô miệng cũng tăng lên.
Khô miệng không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng mà nó còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng do môi trường miệng trỏ nên acid hoá và mất các chất khoáng, các men có vai trò miễn dịch bảo vệ răng.
Dấu hiệu của bệnh khô miệng là gì?
Dấu hiệu của chứng khô miệng (khô họng) chủ yếu ở các bệnh nhân là cảm giác khó chịu, khô niêm mạc miệng và họng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy khát thường xuyên, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi.
Ở một số bệnh nhân, hôi miệng còn biểu hiện ở triệu chứng teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu, lở loét trong miệng, vết loét hoặc tách da ở các góc của miệng, nứt môi. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.
Nguyên nhân bệnh khô miệng:
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng. Khô miệng có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến răng miệng nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý cơ thể.
Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, bệnh tuyến nước bọt tự miễn hoặc sỏi tuyến nước bọt: Khi tuyến nước bọt bị nhiễm vi trùng, nấm, làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm việc tiết nước bọt.
– Các bệnh lý cơ thể: Mất nước, xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, suy tim, hội chứng tăng urê máu. Một số bệnh lý khác cũng khiến cho tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn: cấy ghép tủy xương, rối loạn nội tiết, căng thẳng, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng. Bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, HIV/AIDS, viêm khớp và hội chứng Sjogren…cũng có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.
– Do việc sử dụng thuốc: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ áp, thuốc trị chứng đau nửa đầu (migraine), thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh parkinson sẽ khiến cho cảm giác khô miệng ngày càng tăng lên… Các thuốc có hoạt tính anticholinergic thường gây khô miệng do ức chế hoạt động của thần kinh bài tiết. Thuốc điều trị chứng mất ngủ, cũng có khi làm cơ thể bị mất nước và khiến bạn có cảm giác miệng bị khô nẻ vào buổi sáng. Theo thống kê của các nhà khoa học, có khoảng 400 loại thuốc thường dùng có thể gây ra khô miệng như một tác dụng phụ.
– Khô miệng có thể xuất hiện do các phương pháp hóa học trị liệu, điều trị phóng xạ hoặc bị thương ở đầu hoặc cổ. Các chấn thương ở đầu hoặc cổ có thể tác động tới các dây thần kinh điều khiển các tuyến nước bọt.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây bệnh khô miệng khá phổ biến khác như như uống quá nhiều rượu vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và gây nên cảm giác khô nẻ ở miệng vào buổi sáng, thở bằng miệng khi ngủ, ngạt mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khô miệng. Điều này bắt nguồn từ thành vách ngăn mũi bị lệch hoặc do không khí lạnh, do viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến tình trạng chất nhầy đóng trong mũi quá nhiều, làm nghẽn đường lưu thông của không khí vào cơ thể mũi dẫn đến bị khô miệng.
Điều trị bệnh khô miệng như thế nào?
– Chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng như chế độ ăn uống cũng có ý nghĩa tác động khá nhiều đến việc điều trị chứng hôi miệng.
Tốt nhất, nếu gặp phải tình trạng khô miệng thì bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng. Trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh. Nên hạn chế lượng caffeine bởi chất caffeine có thể làm cho miệng của bạn bị khô hơn.
– Chú ý chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng. Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng mà thay vào đó là súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và làm sạch miệng. Lưu ý nên làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn và mảng bá tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng.
– Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước
– Nếu bạn sử dụng răng giả hãy lắp răng thật khít và vệ sinh nó mỗi ngày thật sạch sẽ.
Nếu thực hiện cách trên mà tình trang bệnh khô miệng vẫn diễn ra, bạn hãy đến nha sỹ để được tư vấn nhiệt tình nhé.
Chúc các bạn thành công!
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận bằng tài khoản google+